Mẹo bảo quản điều hòa lâu ngày không sử dụng
Mẹo bảo quản điều hòa lâu ngày không sử dụng
Nhằm giúp cho điều hòa giữ được độ bền và kéo dài tuổi thọ nhất có thể, bạn cần tránh làm những điều sau:
-
Tắt điều hòa vừa mới sử dụng và để vậy trong khoảng thời gian dài. Vì điều hòa mới hoạt động, dù bạn đã tắt máy nhưng phần nước hoặc hơi ẩm bên trong vẫn còn, dễ làm cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu và nhanh chóng làm hỏng máy.
-
Rút dây cắm điện của điều hòa khi không sử dụng, vì điều này cũng sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
-
Không bật điều hòa trong khoảng thời gian dài nhưng phần động cơ bên trong vẫn có thể bị bám bụi bẩn và hơi ẩm, từ đó làm giảm độ bền của máy.
Trước khi có ý định ngưng sử dụng điều hòa, bạn cần thực hiện một số điều như sau:
Đầu tiên, bạn ngắt nguồn điện để giảm thiểu sự cố về điện (như hở điện, chập điện,…). Sau đó, bạn kiểm tra lại toàn bộ bên ngoài của dàn lạnh để xác định thiết bị có an toàn hay không?
Tiếp theo, dùng bơm áp lực để phun nước trực tiếp vào dàn lạnh để loại bụi bẩn, rồi bạn lau và hong khô dàn lạnh.
Vệ sinh lưới lọc gió sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn trước khi để điều hòa nghỉ ngơi, đồng thời việc làm này cũng sẽ giảm thiểu được tình trạng hoen gỉ lây lan ở những bộ phận khác khi gặp phải hơi ẩm.
Thực tế, sau khi tắt điều hòa mới hoạt động thì hơi nước vẫn còn đọng lại bên trong máy. Do đó, bạn hãy bật chế độ quạt gió Fan Mode khoảng 15 phút để giúp cho động cơ bên trong dàn lạnh được khô ráo.
Tháo pin ra khỏi remote điều hòa trước khi ngừng sử dụng, sẽ tránh được tình trạng pin chảy nước và làm hỏng mạch bên trong remote sau khoảng thời gian dài không sử dụng.
Ngoài việc tắt điều hòa bằng remote, bạn cũng nên tắt luôn cả cầu dao điều hòa, để tránh làm tiêu tốn điện năng trong suốt khoảng thời gian mà bạn không sử dụng.
Trước khi sử dụng lại điều hòa sau khoảng thời gian dài không hoạt động, bạn cần làm một số điều như sau:
-
Kiểm tra lại các bộ phận điều hòa xem có dấu hiệu bị hư không, nhất là các đường ống dẫn nước xả có bị chuột cắn hoặc xuất hiện vết rạn nứt nào không.
-
Kiểm tra lại khu vực xung quanh dàn nóng và dàn lạnh điều hòa để xem có vật cản hoặc bụi bẩn bám nhiều không.
-
Nên vệ sinh điều hòa trước khi sử dụng lại, nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất cũng như mang lại hiệu quả làm mát tối ưu cho căn phòng.
Dù bạn vệ sinh điều hòa trước khi ngừng hoạt động, nhưng thực tế trong một khoảng thời dài mà bạn không sử dụng thì động cơ bên trong và bên ngoài điều hòa vẫn có thể bị bám bụi. Điều này khiến cho điều hòa xuất hiện các dấu hiệu như:
-
Phát ra tiếng kêu khi điều hòa hoạt động.
-
Mang lại hiệu quả làm lạnh kém so với lúc trước.
-
Xuất hiện mùi hôi khó chịu khi bật trở lại điều hòa.
-
Lượng điện năng tiêu thụ cao bất thường mỗi khi bạn sử dụng điều hòa.
Như vậy, việc vệ sinh điều hòa sau khoảng thời gian dài không dùng là điều rất cần thiết để mang lại hiệu suất làm mát tối ưu và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Vệ sinh điều hòa đúng cách rất quan trọng vì điều này góp phần nâng cao hiệu quả làm mát khi bạn sử dụng điều hòa. Dưới đây là một số mẹo về vệ sinh điều hòa đúng cách như:
-
Nên có thói quen bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa thường xuyên, khoảng 6 - 9 tháng/lần tùy theo tần suất sử dụng điều hòa.
-
Vệ sinh kỹ bộ phận tấm lưới lọc không khí, để tránh làm hỏng lưới và giảm thiểu tình trạng bám bụi bẩn để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát của điều hòa.
-
Tránh sử dụng nước nóng để rửa tấm lưới lọc không khí và không được sấy khô hay phơi dưới nắng mặt trời, vì tất cả điều này đều dễ làm cho tấm lưới bị hỏng.
-
Kiểm tra và thay thế chính hãng những linh kiện điều hòa bị hỏng để đảm bảo máy vận hành tốt nhất.